Máy xeo giấy Tissue công nghệ TAD

So với phương pháp sản xuất giấy Tissue truyền thống, có một công nghệ mới nổi thay đổi phần ép và phần sấy để nâng cao chất lượng sản phẩm bằng hơi sấy xuyên qua lớp giấy ướt, nó gọi là công nghệ TAD (through – air – drying). Thay vì công nghệ sản xuất giấy truyền thống có phần hình thành à phần ép à phần sấy Yankee[1] thì công nghệ mới này có phần hình thành à phần TAD à phần sấy Yankee[1]. Tức là công nghệ TAD không có phần ép, thay vào đó là phần sấy với TAD, chi phí năng lượng cho phần sấy cao hơn chi phí năng lượng cho phần ép nên có thể hiểu tại sao công nghệ TAD có chi phí năng lượng lớn.

Hình 1: TAD tissue machine – elements

Tiêu tốn năng lượng cao là nhược điểm của công nghệ này, tuy nhiên   chất lượng giấy tốt hơn: cùng loại giấy và cùng định lượng[2] thì sản phẩm TAD tăng được 15-75% độ xốp, độ hút nước[3] tốt hơn và đặc biệt là giấy rất mềm.

Hình 2: độ hút nước[3]

Phần hình thành của máy xeo TAD trong giống như phần hình thành lưới đôi hình chữ C chỉ khác là có thêm một steambox và bộ phận thoát nước có hút chân không được thêm vào phần lưới xeo để tăng độ khô nhiều nhất có thể.

Hình 3: Tissue machine TAD

Từ phần lưới tờ giấy ướt được chuyển tới lưới TAD (TAD fabric) được bắt qua với hộp hút chân không sau đó tới moulding box có chân không. Moulding box là bộ phận quan trọng vì nó làm tăng độ thoát nước tời giấy ướt nhiều hơn và làm cho bề mặt tờ giấy giống như bề mặt của TAD fabric

Hình 4:  moulding process

Khi tời giấy đi vào bộ phận TAD, độ khô của nó từ 25 – 30 % và hầu như quá trình sấy diễn ra ở lô TAD. Khi tờ giấy đi vào buồng TAD, khí nóng áp suất thấp được thổi lên tờ giấy. Bên trong trục TAD có hút chân không, sự chênh áp bên trong và bên ngoài lô làm cho khí nóng đi xuyên qua tờ giấy và TAD fabric.

Hình 5: TAD tissue machine – Lô TAD và mô tả quá trình khí nóng xuyên qua tờ giấy

Khí lạnh có mang hơi nước bên trong lô được thoát ra ở phần cuối lô. Sau khi dòng khí lạnh ra khỏi lô thì hầu hết nó được quay lại để gia nhiệt và một phần đi đến bộ phận trao đổi nhiệt và thoát ra ngoài không khí để loại bỏ lượng ẩm.

Advertisements
ECO world technology
Terms definitions
1. Yankee.

Lô sấy Yankee thường có kích thước lớn với đường kính từ 3-8 mét và chiều dài từ 3-7 mét, giúp gia tăng diện tích tiếp xúc giữa giấy và lô sấy, hoạt động ở nhiệt độ cao (khoảng 120-200°C) để giảm độ ẩm trong giấy nhanh chóng và hiệu quả.

Lô sấy Yankee có nguồn gốc từ Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 19. Nó được sử dụng chủ yếu để sản xuất các loại giấy nhẹ như giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy lau tay, và các loại giấy tissue khác. Ngoài ra, lô sấy Yankee còn được sử dụng trong sản xuất giấy MG (Machine Glazed), một loại giấy không phủ bề mặt được sử dụng cho bao bì thực phẩm, nhãn và các sản phẩm tiêu dùng khác

2. Định lượng ( định lượng ) Tiếng Anh: grammage, basic weight Định lượng được đo bằng khối lượng của một đơn vị diện tích giấy. Định lượng được biểu thị bằng gam trên mét vuông (g/m2 or gsm). Ngoài ra, định lượng còn sử dụng đơn vị ít phổ biến hơn là lbs/3000 sqft (1 lbs/3000 sqft = 1,628 gsm) Thông thường giấy loại giấy khăn lau mặt (Facial) có định lượng nhỏ hơn hoặc bằng 13gsm, giấy Toilet từ 14gsm đến 22gsm, các loại khăn lau như khăn Napkin khăn lau tay (Hand towel), khăn bếp (Kitchen towel) có định lượng cao hơn, có thể có định lượng lên tới 45 gsm. Đối với giấy carton tùy chủng loại dao động phổ biến từ từ 90 gsm trở lên cho giấy Medium hoặc Testliner, các loại giấy như Chipboard, Core board phổ biến ở định lượng 400-500 gsm. Tiêu chuẩn áp dụng cho giấy Tissue là tiêu chuẩn ISO 12625-6 hoặc TCVN 8309-6 Tiêu chuẩn áp dụng cho giấy và giấy carton là tiêu chuẩn ISO 536 hoặc TCVN 1270
3. Độ hút nước ( độ hút nước ) Xem Khả năng hấp thụ